Vấn đề ô nhiễm nguồn nước hiện nay đang được cảnh báo cao bởi không chỉ vì ở các nước phát triển và đặc biệt nghiêm trọng ở các nước đang phát triển do vấn đề bảo vệ môi trường chưa được quan tâm và thực hiện đúng mức.

1.Thế nào là ô nhiễm môi trường nước?
Nước bị ô nhiễm là do lượng muối khoáng và hàm lượng các chất hữu cơ quá dư thừa từ làm cho các quần thể sinh vật trong nước không thể đồng hoá được. Kết quả làm cho hàm lượng ôxy trong nước giảm đột ngột, các khí độc tăng lên, tăng độ đục của nước, gây suy thoái thủy vực.
Ô nhiễm tự nhiên
Do các hiện tượng thời tiết (mưa, lũ lụt,gió bão,…) hoặc do các sản phẩm hoạt động sống của sinh vật, xác chết của chúng. Cây cối, sinh vật chết đi, bị vi sinh vật phân hủy thành chất hữu cơ. Một phần sẽ ngấm vào lòng đất, ăn sâu vào nước ngầm, gây ô nhiễm hoặc theo dòng nước ngầm hòa vào dòng lớn. Lụt lội cũng làm nguồn nước mất sự trong sạch, khuấy động những chất dơ trong hệ thống cống rãnh, mang theo nhiều chất thải độc hại từ nơi đổ rác và cuốn theo các loại hoá chất . Nước lụt có thể bị ô nhiễm do hoá chất dùng trong nông nghiệp, kỹ nghệ hoặc do các tác nhân độc hại ở các khu phế thải. Công nhân thu dọn các công trường kỹ nghệ bị lụt có thể bị tác hại bởi nước ô nhiễm hoá chất. Ô nhiễm nước do các yếu tố tự nhiên (núi lửa, xói mòn, bão, lụt,…) rất nghiêm trọng, nhưng không thường xuyên, và không phải là nguyên nhân chính gây suy thoái chất lượng nước toàn cầu.
Ô nhiễm nhân tạo
- Từ sinh hoạt
Nước thải sinh hoạt : là nước thải phát sinh từ các hộ gia đình, bệnh viện, khách sạn, cơ quan trường học, chứa các chất thải trong quá trình sinh hoạt, vệ sinh của con người. Thành phần cơ bản của nước thải sinh hoạt chính là các chất hữu cơ dễ bị phân hủy sinh học (cacbohydrat, protein, dầu mỡ), chất dinh dưỡng (photpho, nitơ), chất rắn và vi trùng. Tùy theo mức sống và lối sống mà lượng nước thải cũng như tải lượng các chất có trong nước thải của mỗi người trong một ngày là khác nhau. Nhìn chung mức sống càng cao thì lượng nước thải và tải lượng thải càng cao.
- Từ các chất thải công nghiệp
Nước thải công nghiệp (industrial wastewater): là nước thải từ các cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, giao thông vận tải. Khác với nước thải sinh hoạt hay nước thải đô thị, nước thải công nghiệp không có thành phần cơ bản giống nhau, phụ thuộc vào ngành sản xuất công nghiệp cụ thể. Ví dụ: nước thải của các công ty chế biến thực phẩm thường chứa lượng lớn các chất hữu cơ; nước thải của các xí nghiệp thuộc da ngoài các chất hữu cơ còn có các kim loại nặng, sulfua,… Người ta thường sử dụng PE (population equivalent) để so sánh một cách tương đối mức độ gây ô nhiễm của nước thải công nghiệp với nước thải đô thị. Đại lượng này xác định dựa vào lượng thải trung bình của một người trong một ngày đối với một tác nhân gây ô nhiễm xác định. Các tác nhân gây ô nhiễm chính thường được sử dụng để so sánh là COD (nhu cầu oxy hóa học), BOD5 (nhu cầu oxy sinh hóa), SS (chất rắn lơ lửng). Ngoài các nguồn gây ô nhiễm chính như trên thì còn có các nguồn gây ô nhiếm nước khác từ y tế hay từ các hoạt động sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp của con người…
Quy mô , diện tích ô nhiễm càng lớn, chi phí cho việc làm sạch càng tốn kém.
Loại chất gây ô nhiễm nước cũng ảnh hưởng đến chi phí làm sạch, có nhiều chất gây ô nhiễm khó làm sạch hơn các loại khác, và do đó đắt hơn.
4. Biện pháp khắc phục ô nhiễm môi trường nước
- Xử lý nước thải
Là một cách để giảm mức ô nhiễm nguồn nước, cần có quy trình làm sạch kỹ thuật tiên tiến hơn. Một số các nước phát triển có nhà máy xử lý nước thải loại bỏ mầm bệnh.
Bảo trì, thay thế và sửa chữa cơ sở hạ tầng xử lý nước thải bị rò rỉ và bị lỗi.
Bể tự hoại trong gia đình cần đảm bảo xử lý trước tại chỗ nước thải trước khi thấm vào đất.
- Thực hành nông nghiệp xanh
Nông dân có thể xây dựng và đưa vào thực hành các kế hoạch quản lý chất dinh dưỡng để hạn chế ứng dụng chất dinh dưỡng dư thừa do đó làm giảm khả năng ô nhiễm nước ngầm từ phốt phát và nitrat. Tác động của thuốc trừ sâu và thuốc diệt cỏ có thể được quản lý bằng cách sử dụng các kỹ thuật quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) như kiểm soát dịch hại sinh học để kiểm soát sâu bệnh và giảm thiểu sự phụ thuộc vào thuốc trừ sâu hóa học.
-
Xử lý nước thải công nghiệp
Tất cả các ngành sản xuất nên đảm bảo họ có một cơ sở xử lý được thiết kế tốt, có thể ngăn ngừa ô nhiễm nước bằng cách làm mát, xử lý và loại bỏ tất cả các thành phần độc hại của chất thải thải vào các vùng nước.
-
Luật pháp và chính sách chống ô nhiễm nước
Luật chống ô nhiễm nguồn nước ở Việt Nam cũng có thể thiết lập các biện pháp hạn chế hậu quả của ô nhiễm nước hàng đầu như nước thải và xử lý chất thải công nghiệp và quản lý rác thải. Những luật này nên được hướng đến các thị trường, ngành công nghiệp, bệnh viện, trường học và các hội đồng địa phương.
-
Nỗ lực cá nhân và các chiến dịch giáo dục
Có rất nhiều cách để giáo dục mọi người về sự nguy hiểm và hậu quả ô nhiễm nguồn nước. Các cá nhân và tổ chức nhận thức được sự nguy hiểm của ô nhiễm môi trường nước có thể giáo dục gia đình, bạn bè và thậm chí cả xã hội thông qua các chiến dịch vận động để tạo ảnh hưởng trên quy mô lớn.

Trước thực trạng và những hậu quả ô nhiễm nguồn nước ngày càng nghiêm trọng và khó kiểm soát tại các Thành phố lớn như Hà Nội, Tp. HCM và các tỉnh thành tại Việt Nam như hiện nay, để bảo vệ sức khỏe khỏi tác động xấu của ô nhiễm nguồn nước ăn uống sinh hoạt hàng ngày, nhiều gia đình đã sử dụng các thiết bị lọc nước gia đình: máy lọc nước , cây lọc nước nóng lạnh, thiết bị lọc đầu nguồn bảo đảm chất lượng nguồn nước sạch cho cơ thể.
Nếu bạn đang lo lắng về chất lượng nguồn nước ăn uống sinh hoạt cho gia đình và tìm kiếm giải pháp bảo vệ người thân của bạn, vui lòng liên hệ Hotline : 0988.316.970 MS. THỦY để được tư vấn và test nước miễn phí.